logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 144 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Loạt bài: Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam? - Bài 1: “Căng thẳng nguồn cung điện… 2020” (24/12/2019)

Loạt bài: Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam? - Bài 1: “Căng thẳng nguồn cung điện… 2020” (24/12/2019)

Ngày phát hành 0:0 | 24/12/2019

Chúng ta đang bước vào những ngày cuối cùng của năm 2019, chứng kiến rất nhiều kết quả đạt được khá ấn tượng, trong đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm đạt trên 6,8% - thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực và trên thế giới. Có được điều đó, phải kể đến nỗ lực trong việc không ngừng đầu tư, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng quan trọng, thiết yếu, trong đó có điện. Về cơ bản, điện đã được đảm bảo cho phát triển kinh tế và đời sống, với mức tăng trưởng điện đạt 8,93% so với năm 2018. Thế nhưng, nhìn lại năm 2019, có thể nói, “điện” vẫn là từ “nóng” nhất, được gọi tên nhiều nhất - từ nghị trường Quốc hội cho đến mỗi người dân. Khí hậu bất thường, nắng mưa, khô hạn - nhà nhà bàn về điện. Cao điểm mùa khô, cháy rừng ở miền Trung nhưng người người canh cánh nỗi lo mất điện miền Bắc. Năm 2019 có lẽ cũng là năm cho kết quả ghi nhận sự quan tâm đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực điện năng. Bằng chứng là trong suốt quá trình phát triển 65 năm, ngành điện mới có 147 nhà máy - tính công suất nguồn từ 30 MW trở lên được hòa lưới, đi vào vận hành. Nhưng chỉ trong 3 tháng (4,5,6) của năm 2019, đã có gần 90 nhà máy điện mới được đóng điện an toàn, hòa vào hệ thống điện quốc gia (cho dù công suất và tính năng của mỗi nguồn điện có khác nhau). Đây thực sự là một kỷ lục trong lịch sử của ngành Điện Việt Nam. Cũng có lẽ, chưa bao giờ đằng sau một chữ “điện” thôi nhưng lại xuất hiện nhiều những cụm từ đáng phải quan tâm đến thế. Từ những cảnh báo về “nguy cơ” thiếu điện do “vỡ” Quy hoạch đến đề xuất tăng “nhập khẩu” điện; Từ sự “tắc nghẽn cục bộ” của đường dây tải điện ở một vài địa phương đến đề xuất “xã hội hóa” hệ thống truyền tải điện… Đề xuất ấy, mong muốn thôi thúc ấy - có lẽ là bởi những cảnh báo về việc “thiếu điện” không còn là nguy cơ nữa, mà nó có thể bắt đầu ngay trong năm tới đây - năm mà chúng ta tăng tốc phát triển để hoàn thành, về đích các mục tiêu của giai đoạn 5 năm (2016-2020) và 10 năm (2011-2020); Và thiếu điện sẽ ngày càng trầm trọng hơn từ năm 2021 - khi bước vào giai đoạn phát triển mới (2021-2030). Cụ thể thì “điện” sẽ thế nào trong năm 2020? Nhập khẩu điện dễ hay khó? Xã hội hóa lưới điện ra sao? Và điều quan trọng là làm gì để có điện? Tiếp theo loạt bài “Làm gì để Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia không bị phá vỡ?” phát sóng mới đây, từ hôm nay (24/12) Đài Tiếng nói Việt Nam tiếp tục phát sóng loạt bài phân tích “Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam?” của phóng viên Nguyên Long. Bài đầu tiên có tựa đề “Căng thẳng nguồn cung điện… 2020”.

Loạt bài “Gieo chữ là gieo hy vọng”, Bài 1: "Học trò là bà, là mẹ, thầy là con" (26/8/2020)

Loạt bài “Gieo chữ là gieo hy vọng”, Bài 1:

Ngày phát hành 0:0 | 26/8/2020

Sốp Cộp là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Sơn La, chủ yếu đồng bào dân tộc Thái, Mông, Lào… sinh sống. Do điều kiện kinh tế khó khăn, cuộc sống tự cấp, tự túc, nên trước đây, đồng bào không mấy ai mặn mà với việc học chữ. Một xã ở Sốp Cộp có tới 1/3 số người trong độ tuổi từ 15 đến 60 không biết chữ. Mù chữ đồng nghĩa với mù kiến thức, khiến đời sống của bà con đã nghèo, càng nghèo thêm; Sốp Cộp nhiều năm vẫn thuộc danh sách các huyện nghèo nhất cả nước. Với quyết tâm bứt phá để bà con thay đổi nhận thức, nâng cao đời sống, từng bước thoát khỏi đói nghèo, Đảng bộ Sốp Cộp xác định xóa mù chữ cho đồng bào là một trong những giải pháp trọng tâm, vì vậy, đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Các lớp học xóa mù chữ được mở ra ban đầu chỉ 5 đến 7 người, giờ đây, có tới hàng chục người đến học. Lớp học không khoảng cách về lứa tuổi, người tuổi 40, 50, có người gần 60 mới đi học cái chữ, nhưng ai cũng háo hức, phấn khởi, như thể giờ đây có chữ, mình mới “sáng mắt, sáng lòng”. Loạt bài “Gieo chữ là gieo hy vọng” của nhóm phóng viên Tuyết Lan, Thu Thùy và Đức Anh, Đài TNVN Khu vực Tây Bắc cho thấy thực tế này ở Sốp Cộp – vùng đất “Mây ngàn gió núi” phía Tây Nam của tỉnh Sơn La.

Loạt bài “Đại dịch Covid-19 - Cơ hội để chuyển đổi, phát triển” - Bài 1 nhan đề “Covid-19 - Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc” (1/6/2020)

Loạt bài “Đại dịch Covid-19 - Cơ hội để chuyển đổi, phát triển” - Bài 1 nhan đề “Covid-19 - Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc” (1/6/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2020

Sau hơn 5 tháng xuất hiện từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), với tốc độ lây lan nhanh chóng, dịch Covid-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu, với hàng triệu người mắc, hàng trăm nghìn người tử vong. Không chỉ gây ra những hệ lụy khôn lường, dịch Covid-19 còn ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội của tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. Nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) giảm phát mạnh, thậm chí rơi vào ngưỡng của tình trạng suy thoái, dự báo tăng trưởng ở mức “âm” do tác động của đại dịch Covid-19. Tỷ lệ đói nghèo gia tăng nhanh ở khắp nơi trên thế giới.
Tại Việt Nam, do nhận thức sớm về dịch Covid-19 nên Đảng, Chính phủ đã rất chủ động trong công tác phòng, chống dịch. Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, trong đó, đặc biệt phải kể đến đợt cao điểm gần 100 ngày “tổng lực” của toàn xã hội đã giúp chúng ta cơ bản khống chế được dịch Covid-19 vào trung tuần tháng 4/2020, không còn ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Tuy vậy, cũng như các nước trên thế giới, những hậu quả mà đại dịch Covid-19 gây ra không hề nhỏ, đã làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế xã hội của nước ta. Nhiều ngành nghề kinh tế bị ảnh hưởng kéo theo những hệ lụy về công ăn, việc làm, thu nhập và đời sống của người dân, đòi hỏi cần phải có những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong giai đoạn mới- giai đoạn triển khai thực hiện “mục tiêu kép” vừa tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa phục hồi nhanh, phát triển vững chắc nền kinh tế xã hội của đất nước.
Làm sao để thực hiện được “mục tiêu kép” mà Chính phủ đã đề ra và đặc biệt, làm sao có thể rút ngắn được khoảng cách phục hồi nền kinh tế và đời sống xã hội của người dân sau khi nước ta cơ bản kiểm soát tốt dịch Covid-19? Loạt bài gồm 5 kỳ “Đại dịch Covid-19: Cơ hội để chuyển đổi, phát triển” do nhóm phóng viên Ban Thời sự VOV1 thực hiện, tìm lời giải cho những câu hỏi này. Chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những tác động, ảnh hưởng trực diện nhất của dịch Covid-19 đối với Việt Nam qua phần đầu của loạt bài với nhan đề “Covid-19: Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc”.

Loạt bài: Dịch tả lợn Châu Phi: Người dân thiệt đơn, Nhà nước thiệt kép. Bài 1: "Đi qua vùng dịch" (15/7/2019)

Loạt bài: Dịch tả lợn Châu Phi: Người dân thiệt đơn, Nhà nước thiệt kép. Bài 1:

Ngày phát hành 0:0 | 15/7/2019

Tính đến thời điểm này, dịch tả lợn châu Phi đã phủ 62 trong tổng số 63 tỉnh thành, gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế nước ta. Cả nước hiện có hơn 2,4 triệu hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ, nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao. Người chăn nuôi đối mặt với muôn vàn khó khăn trong việc duy trì đàn lợn, cũng như tái đàn. Trong khi đó, Nhà nước phải chi ra một khoản tiền lớn để chống dịch, hỗ trợ người dân bị thiệt hại. Từ thực tế tại các tỉnh miền Trung, nhóm phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú khu vực miền Trung thực hiện loạt phóng sự: Dịch tả lợn châu Phi: Dân thiệt đơn, Nhà nước thiệt kép!.

Loạt bài: “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc” Bài 1: "Hiện thực hóa chiến lược Tứ Sa: Bước đi “đánh tráo khái niệm” nguy hiểm mới trên Biển Đông" (22/12/2020)

Loạt bài: “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc”
Bài 1:

Ngày phát hành 0:0 | 22/12/2020

Một trong những diễn biến vô cùng đáng quan tâm tại Biển Đông năm 2020, là việc Trung Quốc bằng mọi cách hiện thực hoá khái niệm “Nam Hải Chư Đảo”, còn gọi là Tứ Sa. Với chiến lược Tứ Sa, Trung Quốc đã lồng ghép cả khái niệm nội thủy và lãnh hải, khiến tính chất của Tứ Sa nguy hiểm hơn hẳn so với cái gọi là Đường Lưỡi bò 9 đoạn trước đây, bị cộng đồng quốc tế bác bỏ. Và đây cũng là lý do khiến nhiều quốc gia trình hơn 20 Công hàm lên LHQ trong suốt năm 2020 phản đối mạnh mẽ các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Từ góc nhìn của các học giả trong và ngoài nước, nhóm phóng viên Đài TNVN thực hiện loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông:Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc” phân tích rõ sự nguy hiểm của chiến lược Tứ Sa mà Trung Quốc đang áp dụng tại Biển Đông; lý giải vì sao cộng đồng quốc tế ngày càng cảnh giác trước những tính toán của Trung Quốc.
Bài đầu tiên của loạt bài có nhan đề “Hiện thực hoá chiến lược Tứ Sa: Bước đi đánh tráo khái niệm nguy hiểm mới trên Biển Đông”.

Loạt bài: “Nhìn lại chặng đường 10 năm xây dựng nông thôn mới”. Bài 1 với nhan đề: “Nông thôn mới, làng quê mới, con người mới” (14/10/2019)

Loạt bài: “Nhìn lại chặng đường 10 năm xây dựng nông thôn mới”. Bài 1 với nhan đề: “Nông thôn mới, làng quê mới, con người mới” (14/10/2019)

Ngày phát hành 0:0 | 14/10/2019

Sau 10 năm triển khai, xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào phát triển rộng khắp, về đích trước 1 năm rưỡi với hơn 4.500 xã đạt chuẩn. Qua quá trình xây dựng nông thôn mới, sản xuất hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân; diện mạo nông thôn cũng trở nên khang trang, đẹp đẽ và văn minh hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, nhìn lại sau 10 năm thực hiện, chương trình nông thôn mới cũng bộc lộ không ít thiếu sót, hạn chế, chệch hướng, cần rút kinh nghiệm để đạt được thành công hơn nữa trong chặng đường tiếp theo. Loạt bài của nhóm phóng viên Hương Lan, Hà Phương.

Loạt bài về những nội dung trong bài viết của TBT Nguyễn Phú Trọng đề cập một số vấn đề lý luận - thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Bài 1: Sáng rõ hơn nhận thức về phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN” (06/06/2021)

Loạt bài về những nội dung trong bài viết của TBT Nguyễn Phú Trọng đề cập một số vấn đề lý luận - thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Bài 1: Sáng rõ hơn nhận thức về phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN” (06/06/2021)

Ngày phát hành 21:13 | 6/6/2021

Trong bài viết mới đây của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tổng bí thư nêu rõ: Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới. Đánh giá cao bài viết của Tổng bí thư, các chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu luận giải cụ thể hơn về nhận định này. Ghi nhận của phóng viên Ngọc Diệu.

Những vấn đề đặt ra khi Điện là trung tâm chuyển đổi năng lượng - Bài 1: "Chuyển đổi năng lượng - Vì sao chọn điện?"

Những vấn đề đặt ra khi Điện là trung tâm chuyển đổi năng lượng - Bài 1:

Ngày phát hành 16:11 | 6/7/2022

Tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khoá 15, các nội dung liên quan đến công tác đảm bảo điện cho phát triển kinh tế - xã hội, việc ứng xử với điện hạt nhân và các nguồn năng lượng tái tạo… được nhiều đại biểu quan tâm, nêu ý kiến. Các cuộc tranh luận từ cộng đồng, và của cả giới chuyên gia năng lượng cũng luôn nóng hổi xung quanh vấn đề này. Câu hỏi đặt ra là “lấy gì để đảm bảo điện” khi nhu cầu tiêu dùng điện ngày càng tăng cao bởi quy mô của nền kinh tế ngày càng được mở rộng - khi lực lượng doanh nghiệp ở vị trí chủ công của nền kinh tế đang gia tăng mạnh mẽ và không ngừng phát triển - sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát? Khi việc chuyển đổi năng lượng - thay vì dùng than, dầu, khí, gas… chuyển sang dùng điện - ngày càng trở nên phổ biến ở rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực, từ giao thông, toà nhà - đô thị, sản xuất công nghiệp đến dịch vụ, tiêu dùng trong mỗi hộ dân…
“Những vấn đề đặt ra khi Điện là trung tâm chuyển đổi năng lượng” là chủ đề của loạt bài (3 kỳ) phân tích về các vấn đề nêu trên. Bài đầu tiên có nhan đề: “Chuyển đổi năng lượng - Vì sao chọn điện?”

Loạt bài “Điều chỉnh quy hoạch tùy tiện: Ai chịu trách nhiệm?” bài 1 “Hà Nội: Điều chỉnh quy hoạch vì lợi ích của ai?” (22/7/2019)

Loạt bài “Điều chỉnh quy hoạch tùy tiện: Ai chịu trách nhiệm?” bài 1 “Hà Nội: Điều chỉnh quy hoạch vì lợi ích của ai?” (22/7/2019)

Ngày phát hành 0:0 | 22/7/2019

Tại 2 đô thị lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã có tình trạng “bùng nổ” xây dựng các tổ hợp cao tầng hỗn hợp tại khu vực trung tâm. Đây là loại hình công trình có mức độ tập trung người và là một trong những nguyên nhân làm gia tăng áp lực lên hệ thống hạ tầng. Đó là hậu quả của việc điều chỉnh quy hoạch thiếu khoa học, cùng với sự quản lý yếu kém trong công tác xây dựng tại 2 thành phố này. Điều đáng nói là hàng loạt dự án điều chỉnh quy hoạch không vì lợi ích chung, gây bức xúc trong nhân dân, thậm chí có nơi khiếu kiện đông người. Đây cũng là nội dung của loạt bài “Điều chỉnh quy hoạch tùy tiện: Ai chịu trách nhiệm?” do phóng viên Thành Trung thực hiện. Đài Tiếng nói Việt Nam giới thiệu bài 1 của loạt bài này với nhan đề “Hà Nội: Điều chỉnh quy hoạch vì lợi ích của ai?”.

Loạt bài: Câu lạc bộ tình người, nơi chia sẻ trí tuệ hay mê tín dị đoan và đa cấp?: Bài 1: Tiếng nói người trong cuộc (30/03/2021)

Loạt bài: Câu lạc bộ tình người, nơi chia sẻ trí tuệ hay mê tín dị đoan và đa cấp?: Bài 1: Tiếng nói người trong cuộc (30/03/2021)

Ngày phát hành 17:15 | 30/3/2021

Những ngày qua, thông tin về hoạt động của Câu lạc bộ Tình Người (thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển trí tuệ cộng đồng), có trụ sở chính tại tầng 3 - Tòa nhà số 68 phố Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội có tính chất mê tín dị đoan với nhiều thành viên tham gia gây xôn xao dư luận. Trước sự việc này, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã chỉ đạo cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ vụ việc.

Loạt bài: "Điều chỉnh quy hoạch tùy tiện - ai chịu trách nhiệm?" Bài 1: "Hà Nội điều chỉnh quy hoạch vì lợi ích của ai?"

Loạt bài:

Ngày phát hành 0:0 | 18/7/2019

Loạt bài “Nhìn lại thương mại điện tử 2020”. Bài 1 nhan đề “Thương mại điện tử 2020: Tăng trưởng mạnh - Liệu có là xu hướng bền vững? (24/12/2020)

Loạt bài “Nhìn lại thương mại điện tử 2020”. Bài 1 nhan đề “Thương mại điện tử 2020: Tăng trưởng mạnh - Liệu có là xu hướng bền vững? (24/12/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 23/12/2020

- Loạt bài “Nhìn lại thương mại điện tử 2020”. Bài 1 nhan đề “Thương mại điện tử 2020: Tăng trưởng mạnh - Liệu có là xu hướng bền vững?.
- DalatTourist và sản phẩm du lịch đạt thương hiệu quốc gia.
- Chuyên mục Chuyện thị trường với nội dung “Sôi động thị trường ô tô cũ dịp cuối năm”

Nghị quyết về “tam nông”: Bài học thực tiễn từ Sơn La - bài 1 (14/10/2022)

Nghị quyết về “tam nông”: Bài học thực tiễn từ Sơn La - bài 1 (14/10/2022)

Ngày phát hành 15:26 | 14/10/2022

Sau hơn 1 thập kỷ thực hiện Nghị quyết số 26, Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, mặc dù còn nhiều những “nút thắt” cần tháo gỡ, khơi thông, tuy nhiên những thành tựu của kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là chủ trương đưa cây ăn quả lên đất dốc ở Sơn La đã chứng minh đây là con đường tất yếu của nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở miền núi.
Xuất phát từ một vùng “rốn nghèo” so với cả nước, khi bước vào thực hiện Nghị quyết 26, Sơn La đã luôn trăn trở, liên tục tìm tòi phát huy các thế mạnh của một vùng đồi núi, đất dốc trong phát triển nông nghiệp bền vững để không ngừng vươn lên. Sơn La đang dần hướng tới làm kinh tế bằng nông nghiệp, kết cấu hạ tầng, nông thôn mới thay đổi từng ngày. Đặc biệt hệ thống chính trị ngày càng đổi mới, trình độ cán bộ ngày một nâng cao; từ mô hình HTX đã hình thành quan hệ sản xuất mới và đã thoát khỏi danh sách 10 tỉnh nghèo của cả nước.
Loạt bài “Nghị quyết về ‘tam nông’: Bài học thực tiễn từ Sơn La” của nhóm Phóng viên CQTT Tây Bắc là những phản ánh chân thực trên những nương đồi của tỉnh miền núi Sơn La, địa phương được đánh giá là “hiện tượng” trong phát triển kinh tế nông nghiệp của cả nước. Có thể những cách làm, những mô hình tiêu biểu này chưa phải là bộ giải pháp của quốc gia, nhưng hoàn toàn có thể coi là cuộc cách mạng trong nông nghiệp ở địa phương miền núi Tây Bắc này. Bài 1: “Chuyện những tỷ phú nông dân nơi đại ngàn”.

Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cần làm gì để đối phó với thực trạng sạt lở ven biển? Bài 1: "Biển bạc cạp rừng vàng" (11/7/2018)

Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cần làm gì để đối phó với thực trạng sạt lở ven biển? Bài 1:

Ngày phát hành 0:0 | 11/7/2018

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào mùa mưa bão, đây cũng là thời điểm xảy ra sạt lở ven biển, đê biển cao nhất trong năm. Những năm gần đây, tình hình sạt lở ven sông, đê biển, bãi biển ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long diễn biến phức tạp với tốc độ ngày càng tăng và nghiêm trọng. Nếu như năm 2016, toàn vùng chỉ có khoảng 600 vụ sạt lở lớn nhỏ, thì đến năm ngoái và những tháng đầu năm nay, con số này đã gần 700 vụ. Sạt lở đê biển đã làm sinh kế của nhiều hộ dân sống ở ven biển, bãi bồi bị ảnh hưởng. Các công trình, tài sản của người dân bị cuốn trôi ra biển. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cần phải làm gì để đối phó với thực trạng này một cách có hiệu quả? Nhóm Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại đồng bằng sông Cửu Long có loạt bài phản ánh về vấn đề này.

Loạt bài: Bản khó và chuyện xóa đói nghèo ở vùng biên Mộc Châu (25/4/2022) Bài 1: Gỡ vòng luẩn quẩn trên bản vùng cao

Loạt bài:  Bản khó và chuyện xóa đói nghèo ở vùng biên Mộc Châu (25/4/2022)
Bài 1: Gỡ vòng luẩn quẩn trên bản vùng cao

Ngày phát hành 15:17 | 25/4/2022

Với nhiều danh lam thắng cảnh, khí hậu mát lạnh quanh năm, thảo nguyên xanh bát ngát..., Mộc Châu vẫn được biết đến là một trong những khu du lịch hút khách hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; doanh thu từ hoạt động du lịch hàng năm đã giúp đời sống của người dân nơi đây ổn định, phát triển. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, tại các bản vùng cao, biên giới cuả Mộc Châu, đời sống của đồng bào các dân tộc vẫn rất khó khăn, an ninh trật tự phức tạp; không ít bản còn tới hơn một nửa số hộ thuộc diện hộ nghèo, phần lớn đàn ông trong bản nghiện ma túy… Với quan điểm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Vì một xã hội phát triển”, Ban Thường vụ huyện ủy Mộc Châu đã, đang quyết liệt vào cuộc để chuyển đổi nhận thức, hành động của bà con. Khắc phục tình trạng hô hào khẩu hiệu, triển khai chung chung, khiến kết quả đạt được không cao, ngay trong năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2021-2025, huyện Mộc Châu đã xây dựng Nghị quyết riêng về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị các bản giáp biên giới phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn huyện; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cấp, ngành để triển khai đạt hiệu quả cao nhất.

12345678910

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: